Lời này vừa đúng ý tôi, tôi chỉ mong dừng lại thêm vài ngày, còn dễ kiếm cớ khuyên đoàn khảo cổ quay trở về, khỏi phải kiếm tìm thành cổ Tinh Tuyệt gì nữa, đào hai ba cái hố ở gần đó là được rồi, cần gì mệt mỏi. Gần đây tôi càng ngày càng cảm thấy lực bất tòng tâm, nếu cứ tiếp tục đi sâu hơn nữa vào trong sa mạc, sớm muộn gì cũng xảy ra chuyện lớn, đến lúc đó, e rằng sẽ chẳng may mắn như mấy lần trước nữa.
Tôi cho lạc đà bước chậm lại, đi song song với giáo sư Trần, nói với ông: "Giáo sư! Chúng ta tới thành Tây Dạ, cứ nghỉ dăm ba hôm, năm sáu hôm gì đáy rồi hẵng xuất phát có được không? Lão Anliman bảo bầy lạc đà đã mệt lử rồi, nếu không để chúng nghỉ ngơi cho đủ thì chúng ta chắc phải chuyển sang lái xe số 11 thôi."
Giáo sư Trần nghe không hiểu, hỏi lại: " Cái gì... số 11 cơ? Lái thế nào?"
Tôi đáp: "Giáo sư ơi có cái số 11 mà giáo sư cũng không biết à, tức là đi bộ bằng hai chân ấy." Nói đoạn tôi lấy hai ngón tay bắt chước dáng đi cảu hai chân, "Đây chẳng phải là số 11 sao?"
Giáo sư Trần cười lớn: "Chú Nhất ơi là chú Nhất, đâu ra cái từ mới mẻ thế? Thật là thú vị. Được rồi, chúng ta cứ ở trong thành chỉnh đốn mấy hôm, tôi cũng đang muốn khảo sát di tích tòa thành nổi tiếng này đây."
Trên đồi cát thấy ốc đảo cách chẳng bao xa, nhưng phải đi tận ba tiếng đồng hồ mới tới nơi. Tường thành xây bằng đá đen, có chỗ đã bị sụt lở phng hóa, tổn hại hết sức nghiêm trọng, chỉ có tòa thành chính nằm ở giữa được xây hết sức kiên cố, đâu đó vẫn còn thấy được dáng vẻ huy hoàng năm xưa. Các công nhân giếng dầu, đoàn thám hiểm, đoàn thăm dò địa chất, từng đi ngang đây, đều tá túc lại trong tòa thành chính này, chỉ cần lấy đá chặn cửa vào là có thể yên tâm không bị lũ sói sa mạc tấn công.
Từ khoảng giữa thập kỷ bảy mươi, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng đều rầm rộ nổ ra phong trào diệt sói, những bầy sói lớn đã hoàn toàn tuyệt tích, còn lại chỉ có dăm ba con túm tụm thành một bầy, hoặc chỉ một con đi đơn độc, không đủ tạo thành mối đe dọa. Huống hồ chúng tôi đông người, lại mang theo súng ống, đương nhiên chẳng lo sợ gì lũ sói.
Bấy giờ đương mùa gió, nơi đây ngoài chúng tôi ra, không còn ai khác lai vãng, bèn tìm lấy một căn nhà rộng rãi trong thành, đốt lửa trại đun trà nấu cơm.
Tôi và lão Anliman tìm được cái giếng cổ trong thành, nghe nói mấy ngàn năm nay, giếng này chưa từng cạn nước, lão Anliman bảo đây là thần tích của Hutai, tôi không có ý kiến gì hết. Lấy thùng da múc lên một thùng nước giếng, giếng rất sâu, thả sợi dây thừng dài tới mấy mươi mét mới nghe thấy tiếng thùng va xuống nước, sau khi kéo lên tôi uống trước một ngụm, dòng nước mát lạnh, thấm vào tim gan, bao cái nóng nực vì bị ánh mặt trời chiếu gắt trong sa mạc bỗng chốc tan biến, trong lòng lâng lâng một cảm giác thư thái chẳng nói được lên lời.
Mười chín con lạc đà được bố trí cho nằm bên cạnh giếng, để con nào con nấy uống nước no nê xong, lại đem muối và bánh đậu cho chúng ăn, sau đó tôi và lão Anliman múc lên hai thùng nước giếng lớn đem vào gian nhà đoàn khảo cổ đang nghỉ ngơi.
Mọi người đã mệt nhừ tử, nằm xuống đất là khò khò ngủ luôn, có người trong mồm còn cắn nửa miếng bánh, mới ăn một nửa đã lăn ra ngủ rồi. Tôi không muốn làm kinh động tới họ, mấy hôm nay họ đã chịu khổ chịu sở đủ rồi.
Đun một nồi nước lớn, bấy giờ mới gọi đám người giáo sư Trần dậy, bắt họ phải dùng nước nóng ngâm chân, bóc các mảng da tróc ra. Sau khi mọi việc đâu vào đó, tôi mới đi ngủ, nằm mê man chẵn một ngày một đêm, cuối cùng thì thân xác mệt nhoài cũng được phục hồi trở lại, buổi tối mọi người ngồi quây quần bên nhau nghe Tuyền béo nói bốc.
Tuyền béo mồm mép như tép nhày, kể cho mọi người nghe trong rừng già Đông Bắc sản vật phong phú thế nào, sơn hào mỹ vị ngon ra làm sao, đâu có như cái sa mạc này, toàn cát là cát, lại có gió to, bắt dê vàng ăn một miếng đã thấy mồm đầy những cát. Đặc biệt là vùng Đại Tiều Hưng An Lĩnh, thứ gì ngon cũng có, từ xưa đã có câu nói thế này "Khua gậy đánh hươu, gầu múc cá. Gà rừng tự động nhảy vào nồi". Mọi người có tưởng tượng được cuộc sống tự do tự tại của những thợ săn là thế nào không?
Mấy sinh viên còn non nớt, nghe Tuyền béo nói cứ tin sái cổ, Táp Đế Bằng hẩy gọng kính trên sống mũi, tò mò hỏi: "Đại ca Tuyền này, cái gì mà �khua gậy đánh hươu� thế? Dùng gậy đánh à?"
Tuyền béo đáp: "Bốn mắt ơi! Thấy cậu ham học, tôi nói cho cậu biết vậy, tức là bảo cậu ở trong rừng, cầm gậy khua bừa một cái, là đập chết một con hươu, ra sông múc nước, cứ vớt bừa một cái, thế nào cũng vớt được con cá to, ý bảo là sản vật dồi dào mà!"
Shirley Dương hừm một tiếng, tỏ ra hết sức coi thường câu chuyện của Tuyền béo: "Sa mạc cũng có cái hay của sa mạc chứ, chủng loại động thực vật trên sa mạc đâu có ít hơn trong rừng, vả lại sa mạc Taklimakan tuy nằm ở nơi thấp nhất bồn địa, nhưng xét ở một góc độ nào đó, nơi đây chính là đỉnh cao của nền văn minh cổ đại, còn trong khu rừng kia ngoài hươu nai, gấu chó ra còn có gì nào?"
Tôi sợ bọn họ xảy ra chiến tranh, liền bảo trong phòng có phụ nữ, anh em mình ra ngoài kia hút điếu thuốc, vừa nói vừa kéo Tuyền béo ra ngoài.
Trên trời trăng sáng như vẽ, sao giăng tựa gấm, soi khắp mặt đất một màu sáng bạc, tôi châm cho Tuyền béo một điếu thuốc, khuyên cậu ta nhường nhịn Shirley Dương một chút. Tuyền béo bảo tôi cậu ta đương nhiên không cháp cô ta, chuyện người Mỹ bọn họ không hiểu, chúng ta cũng không hiểu hay sao, huống hồ cô ta lại là phận nữ nhi, nếu là đàn ông con trai, thì đã vặn cổ y xuống đá bóng từ lâu rồi.
Tôi cười rằng: "Đúng thế, đúng thế, cậu xem cậu là ai chứ! Tè một bãi cũng thủng cả đất, là bậc quân tử thì phải độ lượng, đừng có vặn cổ em Shirley Dương làm gì, nếu thế thì tiền công của mình đòi ai đây? Hai mươi nghìn đô, con số không nhỏ đâu nhé!"
Cười nói vài câu, tôi ngẩng đầu nhả một vòng thuốc tròn vo trên không, chỉ thấy giữa trời, ba sao Cự Môn, Tả Phụ, Hữu Bật lấp lánh, sắp thành hình tam giác đều, vùng trung tâm có sao Thái Dương, Thái Âm cùng xuất hiện, đúng là thế Càn Giáp Kim Cát.
Trước đây tôi chưa từng nghiên cứu môn phong thuỷ thiên tinh, chỉ vì nhảy vào đoàn khảo cổ kiếm mấy đồng mới cắm đầu cắm cổ đọc qua vài lần, giờ nhìn bầu trời, nội dung của chương chữ Thiên trong quyển Bí thuật phong thủy lập tức hiện lên trong đầu tôi.
Tôi vội chạy về phòng lấy la bàn, leo lên nóc toà thành, đối chiếu các vì tinh tú trên trời, nơi cát tinh bao phủ, chính là chỗ cái giếng cổ trong thành. Đây là lần đầu tiên tôi thực hành coi phong thủy thiên tinh, cũng không cầm chắc, nhưng quá nửa là không thể lầm được, cuốn Thập lục âm dương phong thủy bí thuật của nhà tôi đâu phải sách tầm thường. Vậy thì ở gần mạch nước dưới đất thế nào cũng có mộ cổ? Các thế mồ mả cũng có thế ôm nước, nhưng liệu có gần quả hay không?
Bất kể thế nào, đây cũng là một phát hiện trọng đại, tôi phải báo việc này với đoàn khảo cổ, tốt nhất là họ phát hiện được gì đó ở đây, có thu hoạch, đại khái sẽ không nằng nặc đòi tiến vào sa mạc đen nữa.
Nghe tôi nói, giáo sư Trần lấy làm mừng rỡ, liền dắt học trò chạy bổ ra, chỉ chực chui xuống giếng nhìn ngó xem sao. Thành giếng và dây thép đều là do sau này sửa sang vào, chứ dây gầu và thành giếng trước kia thì chẳng biết đã bị huỷ từ đời nào rồi.
Tôi bàn bạc với Shirley Dương, giếng rất sâu, có thể mắc khoá an toàn, đu người xuống dưới xem rốt cuộc có thứ gì.
Vậy thì chỉ có thể là tôi xuống rồi. Phía dưới tuy có mạch nước, nhưng tôi vẫn không dám sơ ý, bèn đeo mặt nạ phòng độc, cầm theo đèn pin, còi, xẻng công binh, dao găm, rồi ngầm giấu móng lừa đen và bủa Mô Kim vào người, tôi rờ tay kiểm tra độ chắc chắn của dây thừng, bàn cách liên lạc, nếu đèn pin chiếu lên trên xoay ba vòng, người bên trên thấy thì phải dừng thả dây; soi xoay tròn lần thứ hai thì kéo dây lên, để đề phòng bất trắc, tôi còn cầm cả còi, nếu mọi người không thấy tia sáng phát ra từ đèn pin, thì tôi sẽ dùng còi liên lạc.
Đang giữa đêm, ngoài ánh đèn pin ra, dưới giếng tuyền một màu đen kịt, ngẩng đầu lên cũng chẳng rõ miệng giếng ở chỗ nào, càng xuống càng sâu, nhiệt độ của sa mạc về đêm lại rất thấp, lại cộng với độ ẩm trong giếng cao, khiến người ta cảm thấy lạnh thấu tận xương.
Vách giếng trơn tuột, khó mà bám chân, nghe nói niên đại của cái giếng này còn lâu đời hơn niên đại của thành Tây Dạ, tức là cái giếng này có trước, sau đó mới có thành Tây Dạ. Bỗng đâu một luồng gió lạnh thổi tới, tôi vội lấy đèn pin ra soi, thấy trên vách giếng có một cánh cửa đá.
Tôi ngẩng lên huýt còi và khua đèn pin, chỗ này cách miệng giếng không xa lắm, chỉ độ mười lăm, mười sáu mét, nói lớn tiếng, người bên trên đã có thể nghe thấy. Mọi người nhận được tín hiệu, lập tức ngừng thả dây thừng, tôi vừa vặn cheo leo ở chỗ thấp hơn cửa đá một chút.
Gió lạnh thổi ra từ trong khe cửa đá này, tôi lấy tay đẩy một cái, cảm giác cánh cửa rất dày, không có khoá đá hay then đá, khe cửa tuy lớn, nhưng không đẩy ra được, phài dùng xà beng mới mở ra được.
Tôi thấy không vào được, liền phát tín hiệu lần thứ hai, bảo họ kéo tôi lên. Tôi kể lại tường tận một lượt tình hình dưới giếng, giáo sư Trần cứ lấy làm lạ: "Kỳ quái thật! Đây có lẽ không phải là lăng mộ, chắc là một con đường ngầm gì đó, làm gì có mộ nào xây bên giếng, lại còn để lối vào kì bí như vậy nhỉ?"
Tuyền béo vỗ ngực nói: "Kệ xác là cái gì, đoán già đoán non loằng ngoằng, chúng ta cứ vào là biết ngay. Mọi người thả tôi xuống, tôi cậy cửa ra cho!"
Tôi đáp: "Thôi được rồi, nếu xuống thì vẫn để tôi cầm xà beng xuống, cậu nặng quá, ngộ nhỡ đứt dây, bọn tớ lại phải xuống vớt."
Lần này chúng tôi làm cái thang dây, như vậy sau khi cửa đá mở ra, ai muốn xuống cũng có thể bám dây thừng leo xuống, cuối cùng quyết định người xuống gòm giáo sư Trần, Shirley Dương, Táp Đế Bằng và tôi, tổng cộng bốn người, Tuyền béo và những người khác ở cả bên trên.
Vẫn là tôi xuống trước, dùng xà beng cậy cửa ra, xem chừng cánh cửa này trước đây thường xuyên được đóng mở, nếu không khe cửa đã chẳng to như vậy, có điều mấy trăm năm trở lại đây có thể chưa được mở lại lần nào, ở trên thang dây không có chỗ tựa để dùng sức, muốn mở cái cửa này thực sự tốn sức lắm.
Sau cánh cửa đá là một lối đi bằng đá gạch, rộng rãi bằng phẳng, bên trong sâu tối đen hun hút, tôi vẫy tay gọi mấy người bên trên xuống, rồi kéo từng người vào trong.
Shirley Dương phát một loại thuốc viên cho mọi người, bảo để dự phòng khi thiếu oxi, đeo mặt nạ phòng độc lên nữa, lúc đi vào bên trong sẽ không có gì sơ suất cả.
Bốn người tiến vào trong chừng năm mươi mét, lần lượt đi qua hai cánh cửa đá, cánh cửa cuối cùng đóng rất chặt, bên trên còn khắc nổi những con thú kì lạ không biết tên là gì, trên khe cửa có dán một lớp da thú, phải dùng xẻng bằng cứa ra mới mở được cửa.
Đi sâu tận cùng, là bước vào một căn phòng bằng đá rộng rãi khô ráo, diện tích chừng đến sáu bảy mười mét, cao ba mét, bốn người đứng ở bên trong không hề cảm thấy bức bí chút nào.
Không gian tuy rộng rãi, nhưng bầu không khí lại chẳng nhẹ nhàng, mặt đất chất đầy xương trắng, không tìm được chỗ đặt chân, đống xương kia đều là xương động vật, mún xốp, giẫm xuống là vụn, bốn phía xung quanh lại có đến mấy mươi cây trụ gỗ dựng đứng, phía trên trói ngững thi thể khô đét, trông thể hình đoán chừng toàn là những chàng trai trẻ.
Ba người tôi, giáo sư Trần và Shirley Dương đều là người từng trải, chỉ cảm thấy nơi này quỉ quái, chứ không thấy sợ sệt gì, chỉ có Táp Đế Bằng thấy nhiều xác khô như vậy, sợ hãi không nói được câu nào, giáo sư đi tới đâu, cậu ta theo đến đó, không rời nửa bước.
Shirley Dương nhìn kĩ những cái xác khô, than thở: "Thật thảm thương quá! Họ đều là những nô lệ hoặc là kẻ tù tội bị đem đi tuẫn táng đây mà, thật quá dã man!"
Giáo sư Trần nói với mọi người: "Xem ra nơi đây là nơi tiến hành cung tế một người rất quan trọng, đây là phong tục của nước Cô Mặc thời cổ đại, những người này đều là tội phạm, bị trói phơi ở sa mạc cho đến khi chết khát, hoàn toàn khô đét, mới đem đặt ở trong đây, sau đó lại chém giết động vật lấy máu tưới lên trên mình những xác khô này. Chúng ta tìm tiếp xem, trong đây thế nào cũng có gian mộ."
Chúng tôi đi một vòng, tìm khắp chỗ, bốn mặt đều là vách đá, gõ tay mấy cái, rõ ràng là ruột đặc, bên trong chắc không có không gian nào khác.
Vẫn là Shirley Dương tỉ mỉ, phát hiện ra dưới sàn có vấn đề, tôi gạt đống xương vụn ra, phía dưới liền lộ ra một phiến đá chạm khắc phù điêu, hai đầu còn có hai vòng kéo.
Tôi gọi Táp Đế Bằng lại giúp kéo phiến đá lên, thấy cậu ta run rẩy lập bập, tôi đến phì cười, đành cho cậu ta theo đường cũ trở lên, không lại sợ vãi ra quần ở đây mất, tiện thể gọi Hách Ái Quốc xuống đây luôn, anh chàng này nhất định sẽ rất hứng thú đối với ngôi mộ quái dị này.
Táp Đế Bằng như được ân xá, cuống quýt chạy về, giáo sư Trần vừa bực vừa buồn cười: "Ai dà, thằng nhóc này, nhát gan quá, không có chất làm khảo cổ chút nào!"
Tôi và Shirley Dương hợp sức kéo phiến đá dưới đất lên, kế đó vứt một cây pháo sáng xuống, chiếu rọi bên dưới, chỉ thấy đó là một hầm mộ rộng gần bằng căn phòng trên này, ở giữa có đặt một cỗ quan tài gỗ hình vuông, có điều quan tài có hơi khác so với quan tài ở nội địa, không có trang sức hoa văn, cũng không phải hình chữ nhật, mà vuông vắn đều đặn, trông như một chiếc hòm lớn.
Loại hầm mộ cùng với hình thức quan tài này chớ nói tôi chưa từng thấy, ngay cả kiến thức uyên bác như giáo sư Trần cũng chằng thể nhìn ra đầu cua tai nheo gì cả, đây e rằng là một hình thức mộ táng đã thất truyền của dân tộc nào đó thời cổ, chịu sự ảnh hưởng tương đối lớn của văn hoá Hán, nhưng không rập khuôn, mà pha trộn thêm rất nhiều nét văn hoá tự thân của họ, quả là thực hiếm thấy vô cùng.
Lúc này Hách Ái Quốc dẫn theo Sở Kiện chạy tới, anh ta vừa thấy tình hình bên trong, hai mắt liền phát sáng, đeo mặt nạ phòng độc vào, dẫn đầu nhảy xuống trước, xem chỗ nọ, ngắm chỗ kia, trông ra phía sau tíu ta tíu tít. Tôi trước giờ cứ tưởng anh ta là người nghiêm túc cổ lỗ, nào ngờ lúc này trông anh ta giống như một đứa trẻ con, cứ hoa chân múa tay, vò đầu bứt tóc suốt.
Chúng tôi cũng lần lượt xuống dưới gian mộ bên dưới, thoạt nhìn chung quanh, đều không ghìm nổi kêu "A!" lên một tiếng, bốn bức tường của gian mộ, toàn là những bức bích hoạ sặc sỡ, tinh tế vô cùng.
Giáo sư Trần nhìn một bức trong những bức hoạ ấy, xúc động nghẹn ngào: "Bức này ... sự kiện bức hoạ này ghi chép, có liên quan đến nước Tinh Tuyệt đây này... "
Thứ tôi muốn xem nhất là đồ tuỳ táng đáng giá, cỗ quan tài này không nhỏ, nói không chừng bên trong có thứ gì hay ho, tuy trước mặt mấy người giáo sư không thể thó đi được, nhưng cũng có thêr mở rộng tầm mắt. Lúc này tôi có cảm giác ngôi mộ quí tộc này còn xa hoa hơn ngôi mộ tướng quân ở Hắc Phong Khẩu nhiều.
Nhưng giáo sư Trần đang xem bích hoạ ở trên vách gian mộ, không để ý đến chỗ quan tài, tôi đành nhẫn nại chờ đợi, đứng nghe giáo sư Trần giảng giải cho mấy người kia nghe về nội dung bích hoạ.
Mấy bức phía trước chỉ ra rằng rõ ràng chủ mộ sinh thời là vương tử của nước Cô Mặc. Cô Mặc là nước phiên thuộc của Tinh Tuyệt, chịu đủ chèn ép, mỗi năm đều phải cống một lượng lớn châu báu, bò dê, nô lệ, vị vương tử này từng đi thỉnh cầu nữ vương nước Tinh Tuyệt cho thần dân của ông ta được tự do, đi cả thảy ba lần, nhưng đều không gặp được nữ vương.
Bức tranh này đại khái nói rằng ông không cam tâm, vị vương tử dũng cảm này là hoá thân của Thái dương Chiến thần, đã một mình lẻn vào Tinh Tuyệt hành thích nữ vương độc ác, nhưng lại phát hiện ra một bí mật vô cùng to lớn.
Tôi nghe một lúc rồi cũng bị lời kể của giáo sư Trần cuốn hút, tò mò không biết rốt cuộc đó là bí mật gì, vội chạy ra đứng cùng Shirley Dương và mấy người lắng nghe giáo sư giảng giải.
Giáo sư Trần bước đến cạnh một bức bích hoạ, xem xét kĩ lưỡng hồi lâu, rồi nói: "Bức này ý tứ rất là cổ quái, mọi người xem xem, trong tranh, vương tử nấp vào một góc nhìn trộm. Mặt của nữ vương Tinh Tuyệt trong tất cả các bức hoạ đều che bằng mạng mỏng, trong bức này chỉ nhìn thấy sau lưng, bà ta một tay vén mạng che mặt lên, người đối diện, hình như là nô lệ gì đó, liền biến thành một cái bóng... rồi biến mất?"
Tôi nghe thấy hồ đồ, đang định hỏi kĩ hơn, nhưng đã thấy Shirley Dương nói: "Nữ vương này là một... yêu quái."
"Yêu quái!?" giáo sư Trần nghe lời này sững lại trong giây lát, rồi nói với Shirley Dương, "hay đấy, thử nói cách nghĩ của cháu xem!"
Shirley Dương chỉ vào bức bích hoạ nói: "Vị hoạ sư vẽ bức bích hoạ này tay nghề rất cao, đường nét hoa lệ mà lại truyền thần, thuật lại những sự việc quan trọng trong đời của vị vương tử nước Cô Mặc này, tuy không có văn tự chú thích, nhưng vẫn rất rõ ràng khúc triết."
Tôi vừa nghe Shirley Dương phân tích vừa nhìn bức hoạ kĩ hơn, quả đúng như lời cô nói, trong bức hoạ từ nhân vật, phục sức, kiến trúc, thần thái đều sống động như thật, nếu hiểu văn hoá Tây Vực, có thể dựa vào những thông tin trong tranh mà nắm được một cách đại khái bối cảnh sự kiện bích hoạ miêu tả.
Shirley Dương tiếp tục trình bày: "Vừa nãy giáo sư có nói bức hoạ này khó lý giải nhất trong các bức bích hoạ ở đây. Nữ vương vạch tấm mạng từ đầu tới cuối vẫn che đi gương mặt của mình ra, nhân vật đối diện bà ta, liền hoá thành nét phác mờ. Tất cả các nhân vật trong bức hoạ đều được vẽ bằng bút pháp tả thực, duy có nhân vật đối diện với nữ vương Tinh Tuyệt là vẽ bằng nét mờ, chỉ phác hoạ đường nét thấp thoáng phía ngoại, chỉ dựa vào những đường nét này, chúng ta không thể xác minh được thân phận của nhân vật, chỉ có thể đoán nhân vật vẽ mờ này, đại loại là nô lệ hoặc thích khách gì đó, một kẻ địch mà nữ vương muốn trừ khử."
Tôi nghe đến đây liền buột miệng chêm vào một câu: "Cô Dương này, ý cô là... người trong tranh thấy mặt nữ vương, liền biến mất luôn?"
Shirley Dương đáp: "Cũng đại loại như vậy, nếu dùng lời của tôi giải thích, tôi sẽ nói đôi mắt của nữ vương nhìn vào người này, người này liền biến mất luôn."
Tôi lắc đầu cười gượng: "Người đang sống sờ sờ ra, nhìn một cái là biến mất luôn? Biệt tăm luôn? Việc này... việc này quá là... thật không thể hiểu nổi, thực không dám giấu tôi thấy không hiểu chút nào."
Giáo sư Trần tựa hồ như h